Cây cà gai leo (CGL) là một loại thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị tốt các bệnh lý về gan như ức chế sự hình thành của virus viêm gan B, giảm thiểu sự nhân bản của tế bào ung thư, ngăn chặn bệnh xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ và rất nhiều loại bệnh khác. Dưới đây là tất cả các thông tin về đặc tính, tác dụng của chúng cũng như cách sử dụng hiệu quả. Theo dõi ngay nhé!
Cà gai leo là gì?
Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance, tên gọi khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, gai cườm. Đây là một loài thực vật thuộc họ Cà (Solanaceae).
Đây là cây leo có tán lá rộng, thân dài từ 60-100cm, có nhiều gai và lông hình sao. Lá của cây mọc so le, có hình bầu dục hoặc thun, phía dưới lá có lông. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ mọng. Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả vào tháng 9 đến tháng 12.
Loại cây này phân bố ở khắp mọi nơi nhưng đa số là mọc dại. Chúng được trồng phổ biến ở các vùng duyên hải miền trung, trải dài từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
Rễ và thân của cây được thu hái quanh năm. Người ta hái, làm sạch, phơi khô và chế biến theo quy trình khép kín để làm thuốc hỗ trợ chữa các bệnh về gan và giải độc cơ thể.
Thành phần hóa học của cà gai leo chứa nhiều ancaloit, glycoancaloit hỗ trợ bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm sự tiến triển và đào thải virus viêm gan, nhiều trường hợp sau khi dùng cho kết quả âm tính với virus. Ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan.
Cà gai leo có mấy loại?
- Theo màu sắc của cây mà cà gai leo chia ra làm hai loại, một loại có hoa màu trắng và hoa màu tím. Trong đó, cây hoa trắng với kích thước dây nhỏ hơn được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược phẩm để chế biến thuốc, còn cây hoa tím dây to ít được sử dụng hơn, chủ yếu được người dân trồng để làm hàng rào.
- Theo vùng miền mà người ta chia cà gai leo thành hai loại: cây ở miền Trung thân cằn cỗi, có màu nâu đất rất cứng cáp, còn ở miền Bắc và miền Nam thường có màu xanh tươi, căng mọng, dễ trồng, dễ chăm sóc.
- Dựa theo đặc điểm tính chất, chúng ta cũng có thể phân thành loại khô và loại tươi.
Cây cà gai leo có tác dụng gì? Tác dụng của cây cà gai leo trong y học
Hỗ trợ điều trị virus viêm gan B
Cây cà gai leo có tác dụng gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cây Cà gai leo bắt đầu được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu từ những năm 1980. Cho đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về cây Cà gai leo trong đó phải kể đến 2 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, 4 luận án tiến sĩ và nhiều đề tài cấp cơ sở khác. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ thêm thành phần hoạt chất, tác dụng, hiệu quả của dược liệu Cà gai leo với bệnh gan.
Có một số bài thuốc chữa viêm gan B bằng Cà gai leo rất hiệu quả. Hoạt chất trong Cà gai leo, tiêu biểu là dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B, tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh:
Năm 1999, đề tài luận án tiến sĩ y học: “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu hỗ trợ điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng thuốc Cà gai leo” của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa đã thử nghiệm lâm sàng sản phẩm chứa Cà gai leo tại Bệnh viện Quân y 103 cho thấy bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm chứa Cà gai leo đã cải thiện đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan trở về bình thường nhanh sau 2 tháng. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, hầu hết các bệnh nhân đều giảm nồng độ vi rút trong máu rõ rệt, thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính virus.
Làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Tính đến nay đã có nhiều bài nghiên cứu lớn nhỏ về loại cây này, đặc biệt phải kể đến các bài nghiên cứu cấp quốc gia. Các hoạt chất trong Cà gai leo, đặc biệt là dược chất Glycoalkaloid có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm.
Trong đó phải kể đến đề tại “Nghiên cứu thuốc từ cây cà gai leo làm chống viêm và ức chế sự phát triển của tế bào xơ gan”. Nghiên cứu này đã thử lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn tính và kết quả điều trị ở nhóm dùng sản phẩm đạt mức rất tốt và tốt 66.7%, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn. Có thể nói đây là loại cây thuốc nam quý có tác dụng giải độc gan rất tốt.
Hai công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 của Viện dược liệu Trung ương là “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo”, đã công bố Cà gai leo là dược liệu tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác đã chứng minh điều này.
Tác dụng của Flavonoid trong cà gai leo đối với gan và cơ quan khác
Ức chế một số tế bào ung thư
Đề tài: “Nghiên cứu cây cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” đã thử tác dụng của dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid của cây trên mô hình chống viêm mạn trên collagenase với mô hình xơ gan thực nghiệm, tác dụng chống oxy hóa, và kết quả cho thấy:
- Dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid của cây làm giảm trọng lượng u trên mô hình u hạt thực nghiệm theo thứ tự 42,2% và 35,2%.
- Cả hai chế phẩm trên đều có tác dụng trên men collagenase. Dạng chiết toàn phần làm giảm hàm lượng collagen gan trên mô hình gây xơ gan là 27,0% còn dạng glycoalcaloid là 27,6%.
- Hoạt chất chống oxy hóa (HTCO) là 47,5% .
Kết quả đã chứng minh Glycoalcaloid là hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao của cây. Nghiên cứu này cũng phát hiện những tác dụng dược lý mới của cà gai leo như là tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư, cũng như tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư p53 và Rb.
Cà gai leo có tác dụng giải rượu
Tác dụng không thể ngờ đến của cà gai leo là giải rượu. Cụ thể như sau:
- Giúp tăng cường khả năng hoạt động của gan
- Giúp gan hoạt động hiệu quả hơn
- Đào thải độc tố tốt hơn
Nhờ những công dụng trên mà người bị say rượu sẽ nhanh chóng tỉnh táo và khỏe mạnh sau khi sử dụng cà gai leo. Bên cạnh đó, cà gai leo không chỉ giúp giải rượu mà còn có khả năng chống say xe cực kỳ tốt. Nếu tính chất công việc của bạn phải thường xuyên sử dụng bia rượu thì chỉ cần dùng một hàm lượng nhỏ nhỏ cà gai leo cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn rất nhiều.
Cà gai leo chữa bệnh ho gà
Cây cà gai leo có tác gì dụng gì? Câu hỏi được đặc biệt quan tâm bởi những bệnh nhân ho gà. Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn haemophilus pertussis gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong khoảng thời gian giao mùa đông – xuân. Nguyên nhân của bệnh này là do tà khí qua miệng mũi vào phế quản, phế quản không thông nghịch lên gây ho. Bên trong phế quản xuất hiện đờm gây nên các cơn ho kịch liệt. Bệnh ho gà nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì dễ ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và các hệ lụy khó lường.
Cà gai leo chữa bệnh cảm cúm, dị ứng
Các dược chất có trong cây cà gai leo hỗ trợ điều trị được rất nhiều bệnh trong đó có cảm cúm và dị ứng. Đây là hai căn bệnh phổ biến thường gặp. Bạn có thể dùng nước sắc cà gai leo để giải độc gan, chữa dứt điểm bệnh dị ứng. Với cơ chế kháng khuẩn, cà gai leo còn dùng để ngăn ngừa và trị bệnh cảm cúm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Một số bài thuốc kết hợp với cà gai leo
Một số bài thuốc từ cây cà gai leo được dùng nhiều trong dân gian để hỗ trợ điều trị các bệnh như:
Chữa rắn cắn (Bệnh viện Hưng Nguyên – Nghệ An)
Dân gian Lào có lưu truyền kinh nghiệm có thể dùng cà gai leo để cấp cứu kịp thời khi bị rắn cắn mà vết thương bị sưng và đau nhức. Bạn lấy 30 – 50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ và hòa với 200ml nước đun sôi để nguội sau đó chắt nước và cho người bị rắn cắn uống 2 lần/ngày ngay sau khi bị rắn cắn. Sang ngày hôm sau tiếp tục cho cho người bị rắn cắn uống nước sắc rễ cây cà gai leo phơi khô. Mỗi ngày uống 2 lần, sau 3 đến 5 ngày là khỏi hẳn.
Chữa tê thấp (Hợp tác xã Hợp Châu)
Nguyên liệu:
- Rễ cây cà gai leo: 1kg
- Dây chiều: 1kg
- Dây gắm: 1kg
- Rễ thổ phục linh: 1kg
- Rễ xích đồng nam: 1kg
- Vỏ thân ngũ gia bì: 1kg
- Dây tơ xanh: 1kg
- Dây mặt quỷ: 1kg
- Cành/lá vông nem: 500g
- Dây đau xương: 500g
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu chặt nhỏ, nấu với nước nhiều lần để cho ra 1 lít cao
- Cho 500g đường vào cô đặc lại còn 700ml
- Đợi đến khi nước sắc nguội thì đổ thêm 300ml rượu 30 độ.
- Bảo quản nơi thoáng mát, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 ml
Một số bài thuốc truyền thống khác
👉 Tăng cường và phục hồi chức năng gan: 30g Cà gai leo rửa sạch, sơ chế sau đó sắc với 1 lít nước. Đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì ngừng. Ngoài ra bạn có thể kết hợp cà gai leo với các dược liệu khác để tăng tăng cường hiệu quả.
👉 Hỗ trợ điều trị viêm gan virus: Cần chuẩn bị 30g Cà gai leo, 30g cây xạ đen. 10g rễ cây mật nhân. Các nguyên liệu đem đi rửa sạch và sắc với 1,5 lít nước uống hàng ngày. Thuốc sắc xong có mùi thơm nhẹ, hơi đắng nhưng lại khá dễ uống. Những ai bị bệnh virus viêm gan B có thể uống thay nước lọc.
👉 Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ: Cần chuẩn bị 30g cà gai leo, 30g giảo cổ lam. Nguyên liệu rửa sạch hãm với 1 lít nước. Dùng kiên trì hàng ngày trong 1 tháng để có công dụng hạ men gan, điều trị gan nhiễm mỡ.
👉 Chữa ho gà: Cần chuẩn bị 30g lá chanh, 10g rễ cây cà gai leo. Nguyên liệu rửa sạch đem đi sắc thành thuốc uống 2 lần/ngày.
👉 Chữa vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt: Lấy thân, lá, rễ cà gai leo đem đi hãm nước uống hàng ngày.
👉 Chữa ho do viêm họng: Rễ hoặc thân và lá cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 – 7 ngày.
👉 Giải rượu: Theo kinh nghiệm, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu.
Cách dùng cà gai leo mang lại hiệu quả tốt nhất
Có nhiều cách sử dụng cà gai leo nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là ba dạng: sắc thuốc uống, dạng cao và dạng viên nén. Vậy dạng nào cho hiệu quả tốt nhất và phù hợp với bạn, cùng phân tích nhé!
Sử dụng cà gai leo bằng cách sắc thuốc
Với dạng sắc thuốc, bạn có thể mua cà gai leo đã phơi sấy, sao tẩm hoặc có thể mua cây tươi về phơi khô để dùng dùng dần. Bạn chị cần lấy một lượng nhỏ 50g – 60g cà gai leo đem rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước. Sau đó chắt nước uống hàng ngày.
Đây là cách đơn giản, dễ áp dụng nhất và phù hợp với đại đa số tâm lý người dùng bởi sự thân thiện, quen thuộc và truyền thống. Tuy nhiên theo các chuyên gia dược liệu, đây không phải là cách sử dụng cà gai leo tốt nhất. Vì 70% hàm lượng các hoạt chất quý có khả năng bị thất thoát trong quá trình đun nấu. Vì thế, cà gai leo ở dạng uống chỉ phù hợp với công dụng mát gan, thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Còn nếu bạn muốn sử dụng để hỗ trợ điều trị virus viêm gan B, xơ gan thì sẽ không cho hiệu quả cao.
Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không? Chuyên gia giải đáp
Sử dụng cà gai leo bằng dạng cao
Dạng cao cà gai leo cũng là sự lưa chọn của nhiều người bởi hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo sẽ thu được hàm lượng cao nhất và phát huy tác dụng tốt nhất ở dạng cao. Với dạng đặc nên hàm lượng dược chất lớn hơn nhiều so với dạng sắc thuốc. Bạn chỉ cần dùng với lượng nhỏ mà vẫn cho hiệu quả tốt.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần dùng 3g – 4g cao cà gai leo pha với 200ml là có thể dùng được ngay mà không cần phải tốn thời gian sắc thuốc phức tạp. Tối ưu là thế nhưng bạn cũng cần phải biết rằng không phải cao cà gai leo loại nào cũng tốt mà chất lượng của nó phụ thuộc vào quá trình cô cao. Nếu cô cao thủ công thì nhiệt độ không ổn định, thời gian không chuẩn, lượng nước không cô cạn đúng theo chỉ tiêu thì cũng sẽ làm thất thoát hàm lượng dưỡng chất có trong cà lai leo bị giảm đáng kể. Do đó, bạn nên chọn mua cao của các công ty, đơn vị uy tín, tránh việc mua cao cà gai leo chất lượng kém.
Sử dụng cà gai leo bằng dạng viên nén
Dạng viên nén cà gai leo chính là dạng bào chế từ cao cà gai leo ở dạng khô. Đây là dạng cao cấp nhất giúp tối ưu hóa hàm lượng hoạt chất trong cà gai leo, thời gian bảo quản lâu hơn nên là dạng tiện dụng nhất, rất phù hợp mang ra ngoài hoặc đi xa, không mất thời gian pha chế hay đun hãm. Vì thế đây là cách sử dụng cà gai leo được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo
Để sử dụng sản phẩm mang lại hiệu quả tốt nhất, người sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên sử dụng dược liệu với liều lượng vừa đủ và phù hợp với việc điều trị bệnh.
- Cẩn thận khi sử dụng với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Phụ nữ sau khi sinh có thể sử dụng cà gai leo được, nhưng tốt nhất vẫn nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
- Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín và đảm bảo chất lượng.
Chú ý quan sát vì cây cà gai leo rất dễ nhầm lẫn với cây cà độc, ngoài ra thổ nhưỡng khí hậu của từng vùng đất mang lại cho cây dược tính tương đối khác nhau. Vì vậy việc tự sử dụng là vô cùng nguy hiểm và chứa đựng nhiều rủi ro.
Tốt nhất bạn nên sử dụng các sản phẩm từ cơ sở sản xuất uy tín, có chứng nhận y tế. Bên cạnh đó, liều dùng cũng phải phù hợp để có thể điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Có thể thấy cà gai leo là một loại thảo dược hỗ trợ cho chúng ta trong việc điều trị các bệnh lý về gan, là loại thảo dược lành tính, gần như không có tác dụng phụ.
Nhưng chúng ta cần cân nhắc chọn những sản phẩm đã qua chế biến để an toàn nhất. Chọn những nhãn hiệu dược phẩm uy tín, được nhà được kiểm nghiệm và công nhận. Để mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình thân yêu của bạn.
Sở hữu vùng nguyên liệu chuyên canh tại Quảng Trị, ứng dụng công nghệ trồng trọt, thu hoạch đạt tiêu chuẩn GACP, Công Ty An Xuân được Hiệp hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam tặng huy chương vàng “Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng”. Sản phẩm được ghi nhận có mùi vị thơm ngon, dễ uống và mang lại hiệu quả rõ rệt. Liên hệ với chúng tôi qua điện thoại 077 441 9144 hoặc email: anxuan.herb@gmail.com để được tư vấn tận tình miễn phí nhé.