Những năm gần đây, lượng cà gai leo thu được trong tự nhiên đã không còn đủ cung ứng cho người tiêu dùng. Nhiều hộ gia đình bắt đầu mô hình trồng cà gai leo nhằm cung cấp cho thị trường và cải thiện kinh tế. Vậy trồng cà gai leo có khó không? Kỹ thuật trồng cà gai leo ra sao? Hãy cùng bài viết tìm hiểu kỹ thuật trồng cà gai leo làm giàu nhé.

Đặc điểm sinh thái của cây cà gai leo

Muốn cây cà gai leo phát triển tốt, trước tiên chúng ta cần biết đặc điểm sinh thái của loại cây này, từ đó tìm ra kỹ thuật trồng cà gai leo thích hợp.

Cà gai leo (tên khoa học Solanum procumbens) là một vị thuốc Nam được dân gian gọi là cà gai bò, cà quýnh, cà lạnh, cà dây hay cà lù,…

Đặc điểm sinh thái của cây cà gai leo

Cà gai leo thuộc họ cà, thuộc nhóm thân hóa gỗ khi chết. Cà gai leo đơm hoa vào tháng 4-6 và cho quả chín đỏ và tháng 7-9. Quả cà gai leo có đường kính từ 5-7cm, hình cầu, căng mọng và đỏ tươi, bên trong chứa hạt dẹt màu vàng.

Chuyên gia lên tiếng  tác dụng của Flavonoid trong cây cà gai leo đối với gan và cơ quan khác nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không

Cây cà gai leo mọc ở đâu

Cà gai leo thích sinh trưởng tại các vùng đất có nhiệt độ cao như đất phù sa, bazan, đất pha cát. Ngày nay, bạn có thể thấy cà gai leo mọc khắp nơi trên mọi miền đất nước.

Do đó, kỹ thuật trồng cà gai leo không thể bỏ qua việc tìm vùng đất thích hợp để gieo hạt và trồng cây cà gai leo giống. 

Mùa vụ gieo trồng

Một điểm quan trọng trong kỹ thuật trồng cà gai leo chính là nắm bắt đúng mùa vụ gieo trồng. Như đã biết, cà gai leo thường bắt đầu kết hoa từ tháng 4, nên việc ươm giống cần bắt đầu từ tháng 1 hoặc tháng 2. 

Khi đã có cây non, chúng ta mang ra vùng đất đã cày xới để trồng vào tháng 2-3. Đây là lúc thời tiết mát mẻ, lượng mưa vừa đủ để cây cà gai leo con lớn khỏe. Từ tháng 6-9, cây sẽ bắt đầu kết quả, đây cũng là lúc để thu hoạch.

Chọn giống cà gai leo

Chọn giống là bước đặc biệt cẩn trọng và cần đầu tư tỉ mỉ trong kỹ thuật trồng cà gai leo. Bởi hạt giống khỏe thì cà gai leo mới có thể nảy mầm và sinh trưởng tốt. Bạn nên chọn các quả chín từ cây cà gai leo mẹ khỏe mạnh, mang phơi khô rồi tách lấy hạt.

Kỹ thuật trồng cà gai leo bằng cách chọn giống cần lưu ý những điều sau:

  • Không tách hạt ở quả xanh vì độ nảy mầm sẽ thấp.
  • Nên phơi quả đến héo, vỏ chuyển màu đen rồi mới lấy hạt và mang sấy khô để phòng tránh nấm mốc.
  • Với mỗi 1ha đất cần 1,8 đến 2kg hạt giống. Đây là công thức chuẩn để vườn cà gai leo của bạn lớn nhanh, không bị mọc chen hay thưa thớt.
  • Ủ ấm hạt mầm với nước trong 8 tiếng để hạt nảy mầm dễ hơn.
  • Tưới nước 2 lần/ ngày để đất đủ độ ẩm nuôi dưỡng hạt giống.

Kỹ thuật trồng cà gai leo bằng cách chọn giống

Làm đất trồng cà gai leo

Một trong những kỹ thuật trồng cà gai leo cho năng suất cao chính là khâu làm đất trồng. Vì cà gai leo là cây thích đất khô hạn, nên bạn cần lên luống cao, phân thành hàng để phòng khi mưa xuống có thể thoát nước không gây ngập. Bạn cũng nên xới đất tơi xốp, loại bỏ đất cứng, đá cuội và các hạt cỏ dại để cà gai leo phát triển.

Làm đất trồng cà gai leo

Phân bón lót

Kỹ thuật trồng không thể bỏ qua phân bón lót. Phân chuồng và phân vi sinh là những loại phân bón lót rất tốt cho cà gai leo. Bạn có thể pha theo công thức: 10 tấn phân chuồng, 3 tấn phân vi sinh, 200 kg vôi bột cho mỗi héc-ta đất.

Kỹ thuật trồng cây cà gai leo

Kỹ thuật trồng được tiến hành tuần tự theo các bước sau:

  • Sau khi chuẩn bị đủ lượng hạt giống, đất trồng, bạn sẽ tiến hành ươm giống. Cứ 1 gram hạt bạn sẽ gieo trên 10m2 đất. 
  • Sau 1 tuần hạt lên cây non, bạn sẽ mang trồng vào các bầu đất và tưới cây 1 lần/1 ngày. 
  • Lúc cây lớn, rễ cây bắt đầu phát triển thì mang trồng trên các luống đã làm sẵn. Tưới cây cách ngày hoặc 2-3 ngày/lần.
  • Thời gian bón thúc cho cây được chia thành 3 lần: lần 1 từ sau khi trồng 7 đến 10 ngày; lần 2 cách lần 1 từ 10-15 ngày và lần cuối cách lần 2 từ 15-20 ngày. Phân nên dùng trong giai đoạn này là NPK hoặc phân Urê.

Chăm sóc cà gai leo

Trong kỹ thuật trồng cà gai leo, bạn không thể bỏ qua bước chăm sóc cây sau gieo trồng. Bạn nên chú ý lượng nước tưới thích hợp, không quá nhiều gây úng gốc, không quá ít khiến cây héo và còi cọc. Cần thường xuyên làm sạch cỏ, thăm luống, tỉa cành và bón phân đúng thời điểm.

Tham khảo ngay bảng giá mới nhất khi  với giá ưu đãi khi Mua cà gai leo An Xuân được chứng nhận y tế để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng

Kỹ thuật thu hái và bảo quản cà gai leo

Kỹ thuật thu hái và bảo quản cà gai leo

Vào tháng 7-9, tiến hành cắt toàn bộ cây, chỉ chừa khoảng 15-20 cm phần gốc để cây có điều kiện tái sinh trưởng.

Thu hái trái cà gai leo để riêng, lựa những quả chín mọng, to khỏe để phơi khô, lọc hạt làm giống hoặc mang bán hạt giống. Phần thân và cắt khúc ngắn tầm 2-3cm, đem phơi khô để làm thuốc.

Như vậy, kỹ thuật trồng cà gai leo khá phức tạp, bạn cần chú ý từ khâu chọn giống, làm đất, trồng cây tránh ngập úng, bón phân, chăm sóc, thu hái và bảo quản đúng tiêu chuẩn để thu được cây cà gai leo chất lượng, làm đất trồng tránh ngập úng, bón phân đúng lúc là có thể bội thu cà gai leo.

Sở hữu vùng nguyên liệu chuyên canh tại Quảng Trị, ứng dụng công nghệ trồng trọt, thu hoạch đạt tiêu chuẩn GACP, cà gai leo An Xuân được Hiệp hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam tặng huy chương vàng “Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng”. Sản phẩm được ghi nhận có mùi vị thơm ngon, dễ uống và mang lại hiệu quả rõ rệt. Liên hệ với chúng tôi qua điện thoại 077 441 9144 hoặc email: anxuan.herb@gmail.com để được tư vấn tận tình miễn phí nhé. 

Trả lời

Chat Zalo
Chat ngay